W
WealthCentric

Bạn Có Biết: Bảo Hiểm Kinh Doanh Có Thể Được Khấu Trừ Khi Khai Thuế?

Bạn có bao giờ tự hỏi rằng: “liệu mình có thể khấu trừ bảo hiểm khi khai thuế, để giúp giảm tiền đóng thuế không?”

Câu trả lời là có thể! Nếu bạn đang là chủ doanh nghiệp, bạn có thể khấu trừ thuế một cách hợp lệ với những chi phí bảo hiểm liên quan đến việc vận hành và kinh doanh của mình. 

Theo IRS: “Để được khấu trừ, chi phí kinh doanh cần phải được liệt kê như chi phí thông thường và cần thiết” (“To be deductible, a business expense must be both ordinary and necessary.”)

Không phải tất cả các loại hình bảo hiểm đều được IRS phân loại là thông thường và cần thiết - nhưng những loại hình bảo hiểm dành cho doanh nghiệp đa phần có thể đáp ứng hai điều kiện này. 

  • Thông thường (Ordinary): Loại bảo hiểm này được sử dụng phổ biến trong ngành của bạn.
  • Cần thiết (Necessary): Loại bảo hiểm này giúp bảo vệ doanh nghiệp của bạn khỏi các rủi ro tiềm ẩn và là khoản chi phí hợp lý cho hoạt động kinh doanh.

Các loại bảo hiểm doanh nghiệp nào được khấu trừ?

Nhiều loại hình bảo hiểm bạn cần phải có khi kinh doanh và có thể được khấu trừ khi khai thuế:

  • Bảo hiểm trách nhiệm chung (General Liability insurance): Bảo hiểm trách nhiệm chung giúp bảo vệ doanh nghiệp của bạn nếu bạn hoặc nhân viên chịu trách nhiệm về thương tích cho bên thứ ba (etc. khách hàng) hoặc có những thiệt hại về tài sản.
  • Bảo hiểm bồi thường người lao động (Workers’ Compensation insurance): Bảo hiểm tai nạn elao động chi trả chi phí y tế và tiền lương mất đi của nhân viên nếu họ bị ốm hoặc bị thương trong giờ làm việc.
  • Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp (Professional Liability insurance): Đôi khi được gọi là Errors & Omissions, loại bảo hiểm này giúp bảo vệ bạn khỏi các cáo buộc do sơ suất và sai sót trong kinh doanh.
  • Bảo hiểm tài sản thương mại (Commercial Property insurance): Bảo hiểm tài sản thương mại giúp bảo vệ cửa hàng hoặc văn phòng của bạn khỏi thiệt hại do trộm cắp, phá hoại, hỏa hoạn và các rủi ro được bảo hiểm khác. Nó cũng bao gồm các tài sản kinh doanh khác bao gồm hàng tồn kho, vật tư và thiết bị bạn cần để điều hành doanh nghiệp.
  • Bảo hiểm thu nhập doanh nghiệp (Business income insurance) (còn gọi là bảo hiểm gián đoạn kinh doanh): Loại bảo hiểm này bảo vệ bạn khỏi khoản thu nhập thua lỗ mà doanh nghiệp của bạn có thể gặp phải trong trường hợp thiên tai. Nếu thiệt hại quá nghiêm trọng khiến bạn không thể tạm thời điều hành doanh nghiệp, bảo hiểm này có thể giúp thay thế thu nhập của bạn cho đến khi bạn đưa công ty hoạt động trở lại.
  • Bảo hiểm xe thương mại (Commercial Auto insurance): Bảo hiểm xe cá nhân thông thường

Các loại bảo hiểm doanh nghiệp không được khấu trừ:

  • Bảo hiểm tàn tật (Disability insurance): Bảo hiểm tàn tật giúp chi trả lương cho bạn nếu bạn bị ốm hoặc bị thương sẽ không được khấu trừ thuế.
  • Bảo hiểm để đảm bảo khoản vay (Insurance to secure a loan): Nếu bạn mua bảo hiểm nhân thọ để vay vốn kinh doanh, phí bảo hiểm sẽ không được khấu trừ.
  • Bảo hiểm nhân thọ (Life insurance): Nếu bạn là người thụ hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, bạn sẽ không thể khấu trừ phí bảo hiểm.

Cách khấu trừ phí bảo hiểm trên tờ khai thuế

Khi bạn nộp tờ khai thuế hàng năm, bạn cần báo cáo thu nhập và chi phí của mình cho IRS. Cách thức bạn có thể đính kèm bảo hiểm vào phần chi phí sẽ có sự thay đổi tùy thuộc vào mô hình doanh nghiệp của bạn.

Sole proprietor

Nếu bạn là một chủ doanh nghiệp đơn lẻ, bạn sẽ cần nộp mẫu Form 1040 và sử dụng Schedule C để liệt kê các khoản khấu trừ, bao gồm cả chi phí bảo hiểm của bạn.

LLC

Nếu bạn thiết lập công ty của mình dưới dạng Công ty TNHH (Trách Nhiệm Hữu Hạn) (LCK), các mẫu đơn bạn cần nộp sẽ thay đổi tùy thuộc vào việc IRS định hình công ty của bạn như thế nào:

  • Công ty (Corporation). Nếu LLC của bạn được thiết lập như một S-Corp, bạn sẽ cần nộp mẫu Form 1120S. Mỗi chủ sở hữu nên báo cáo phần thu nhập, khấu trừ và các khoản điều chỉnh của công ty trên Schedule K-1. Nếu doanh nghiệp của bạn không được thiết lập như một S-Corp, bạn nên nộp mẫu Form 1120.
  • Đối tác (Partnership). Nếu LLC của bạn có ít nhất hai thành viên, IRS sẽ tự động phân loại như một đối tác, trừ khi bạn chọn để doanh nghiệp được xem xét như một công ty. Các đối tác nên nộp mẫu Form 1065 và liệt kê các khoản khấu trừ phí bảo hiểm của họ vào Schedule K-1.
  • Thực thể bị bỏ qua (Disregarded entity). Nếu bạn là một LLC với một thành viên được phân loại như là một thực thể bị bỏ qua, bạn sẽ nộp mẫu Form 1040, giống như bạn là chủ doanh nghiệp đơn lẻ. Bạn cần báo cáo các khoản khấu trừ của mình vào Schedule C, E hoặc F, tùy thuộc vào loại hình kinh doanh bạn đang có.

Further Reading


Plumber và những điều bạn cần biết trong năm 2024
General Contractor là gì? Những điều bạn cần biết trong năm 2024
Business Card là gì? Vai trò của business card trong kinh doanh hiện đại
13 khoản chi phí doanh nghiệp không được khấu trừ trong thuế
So sánh OpenAI ChatGPT, Google Gemini và Microsoft Copilot: 3 công cụ AI nổi bật hiện nay
Phân Biệt Art Và Design Qua Khái Niệm Và Mục Đích Sử Dụng
Video Marketing Trên Nền Tảng Youtube: Tips Xây Dựng Kênh Thành Công
Tiết Kiệm Chi Phí, Tăng Tỷ Lệ Chuyển Đổi: 10 Chỉ Số Đo Lường Quảng Cáo Trên Facebook
[FEATURED] Wealth Centric - Newspaper Design
[FEATURED] 𝗫𝗦™ Energy Brochure Design
22 chi phí doanh nghiệp có thể khấu trừ khi khai thuế
Bảo hiểm xe hết hiệu lực và những điều bạn cần biết
Danh sách những nhà hàng, siêu thị, bán lẻ cung cấp giảm giá cho những người lớn tuổi
6 trang landing page cần thiết cho các doanh nghiệp và mẹo tối ưu hóa từng trang
Xe Ô Tô Hết Hạn Đăng Ký, Bảo Hiểm Xe Còn Hiệu Lực Không?
Có nên mua xe ô tô điện hay không?
Lịch sử ngày Cá Tháng Tư và những trò đùa tinh quái
3 thách thức khi làm marketing trong kinh doanh (và giải pháp bằng cách tự động hóa)

Featured Business

RNhững doanh nghiệp do người Việt làm chủ có thể bạn quan tâm


Responsive Theory

Marketing agency

Wealth Centric

Insurance & Financial Services