D
DerekNguyen

6 trang landing page cần thiết cho các doanh nghiệp và mẹo tối ưu hóa từng trang

Trong kinh doanh, chúng ta thường sẽ tập trung phát triển một trang landing page (trang đích) chủ yếu dùng để bán hàng. Tuy nhiên, trên thị trường có nhiều loại trang landing page khác nhau, và tùy theo mục đích sử dụng mà các trang này có thể giúp doanh nghiệp cung cấp thông tin sản phẩm/dịch vụ, tăng tỷ lệ chuyển đổi và mang lại doanh thu cao hơn. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về landing page là gì, có bao nhiêu loại landing page phổ biến và mẹo tối ưu hóa cho từng trang.

Landing page là gì?

Landing page hay còn được gọi là trang đích, đóng vai trò then chốt trong quá trình chuyển đổi khách hàng tiềm năng. Đây là trang web mà người dùng sẽ truy cập đến khi họ click vào một đường link. Đường link này có thể xuất hiện trong kết quả tìm kiếm google, email marketing, hoặc qua các hình thức quảng cáo trực tuyến khác. 

Có thể ví landing page như một "cửa hàng" trực tuyến, nơi bạn giới thiệu đầy đủ và chính xác nhất các thông tin về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đến từng nhóm đối tượng khách hàng. Do đó, nội dung và thiết kế của landing page cần được tối ưu hóa để thu hút sự chú ý, khơi gợi hứng thú và thúc đẩy khách hàng hành động.

Để đạt được hiệu quả tối ưu, landing page cần đảm bảo:

  • Nội dung thu hút và thuyết phục: Nhấn mạnh lợi ích của sản phẩm/dịch vụ có thể giải quyết vấn đề của khách hàng và tạo động lực khiến khách hàng hành động.
  • Thiết kế trực quan và dễ sử dụng: Bố cục rõ ràng, hình ảnh bắt mắt, CTA (kêu gọi hành động) nổi bật và dễ dàng thực hiện.
  • Tối ưu hóa cho các thiết bị: Đảm bảo trải nghiệm mượt mà trên mọi màn hình từ máy tính, ipad hay điện thoại thông minh.
  • Tối ưu trên công cụ tìm kiếm: Ngoài ra, landing page cũng cần được tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm (SEO) để thu hút lượng truy cập tự nhiên.

Qua các thống kê nghiên cứu tỷ lệ chuyển đổi đã cho thấy, landing page đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút và giữ chân người dùng, từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng và thúc đẩy hiệu quả các hoạt động marketing của doanh nghiệp.

6 trang landing page cần thiết cho các doanh nghiệp nhỏ và mẹo tối ưu hóa

1/ Landing page cung cấp nội dung hữu ích (Premium content)

Landing page này được sử dụng nhằm mục đích giới thiệu những nội dung có giá trị và tăng kết nối giữa người dùng với doanh nghiệp. 

Những nội dung giá trị có thể chia sẻ như sách điện tử, báo cáo miễn phí, chia sẻ công dụng hay các bài phân tích chuyên ngành,.... Khi khách hàng truy cập và nhận được các nội dung hữu ích, họ sẽ bị lôi cuốn và từ đó kết nối sâu hơn với doanh nghiệp, cuối cùng chuyển thành một cuộc trò chuyện bán hàng hoặc mua sản phẩm.

Để tối ưu landing page cung cấp nội dung hữu ích, bạn cần:

  • Tập trung vào một hành động duy nhất: Đó là cung cấp nội dung rõ ràng, giúp người đọc dễ dàng truy cập và nắm bắt được những thông tin hữu ích cũng như những yêu cầu cần thực hiện. Điều này sẽ giúp khách hàng xóa bỏ mọi nghi ngờ rằng doanh nghiệp đang cố chia sẻ nội dung chỉ để đổi lấy thông tin liên hệ của họ. 
  • Cung cấp nội dung có giá trị: Nội dung được cung cấp phải có giá trị thực tế hoặc hữu hình đối với khách hàng. Nếu nội dung có chất lượng cao, người đọc sẽ để lại thông tin liên hệ của họ hoặc sẵn sàng chi tiền cho sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Có sự nhất quán về thương hiệu: Để khách hàng dễ dàng ghi nhớ thương hiệu cũng như tạo sự tin tưởng đối với doanh nghiệp, bạn hãy điều chỉnh giao diện và tông màu của landing page phù hợp với thương hiệu cũng như nội dung bạn đang cung cấp.

2/ Landing page giới thiệu sản phẩm (Product demos)

Landing page giới thiệu sản phẩm là một công cụ tuyệt vời để thu hút khách hàng tiềm năng. Dạng trang này được dùng để xây dựng niềm tin của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp, qua đó tăng khả năng thành công cho các cuộc gọi bán hàng sau đó.

Các thông tin được trình bày trên landing page sẽ giúp khách hàng sẽ hiểu rõ hơn về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp, cũng như kích thích sự tò mò của khách hàng về những giải pháp vượt trội mà họ có thể nhận được khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn.

Để tối ưu landing page giới thiệu sản phẩm, bạn cần:

  • Xây dựng nội dung có giá trị: Tùy chỉnh landing page tập trung khai thác và trao đổi về nhu cầu của khách hàng, đồng thời giới thiệu các tính năng nổi bật của sản phẩm/dịch vụ có thể giúp khách hàng giải quyết vấn đề đang gặp phải.
  • Tích hợp thông tin liên hệ trên tất cả các kênh bán hàng: Bạn phải đảm bảo tất cả kênh bán hàng đều có kết nối với thông tin liên hệ như: số điện thoại, email, ứng dụng nhắn tin, địa chỉ,... để xử lý mọi cuộc gọi hỗ trợ hoặc bán hàng. Lưu ý là các thông tin này cần rõ ràng và dễ nhìn thấy.
  • Hiển thị đánh giá và nhận xét: Trên landing page này, bạn cũng cần thêm các đánh giá hoặc nhận xét tích cực từ những khách hàng hài lòng. Điều này giúp xây dựng uy tín và cung cấp thông tin về lợi ích thực tế của sản phẩm/dịch vụ đến khách hàng tiềm năng.

3/ Landing page tạo sự kiện và hội thảo trên web (Events and webinars)

Mục đích của landing page này là truyền cảm hứng và thuyết phục khách hàng tiềm năng tham gia vào hội thảo trên web hoặc buổi ra mắt sản phẩm bằng cách nhấn mạnh các thông tin về diễn giả, giải thưởng và các giá trị khác khi tham gia.

Để tối ưu landing page tạo sự kiện và hội thảo trên web, bạn cần:

  • Làm nổi bật dòng tiêu đề: Hãy chọn chủ đề cho sự kiện và sáng tạo tiêu đề gây thu hút người đọc vì đó là ấn tượng đầu tiên mà khách hàng nhìn thấy. Tuy nhiên, phải đảm bảo tiêu đề rõ ràng và phù hợp với chủ đề của sự kiện. 
  • Thêm thông tin chi tiết về lịch trình và diễn giả: Cung cấp thông tin về thời gian diễn ra sự kiện và ai sẽ là người phát biểu rất quan trọng, vì điều này sẽ giúp người đọc quyết định liệu sự kiện có phù hợp với bản thân hay không. Có thể thêm các thông tin về tên, hình ảnh diễn giả và thành tựu họ đạt được (ví dụ: tác giả cuốn sách bán chạy nhất của thời báo New York). Lưu ý là các thông tin này cần được nêu ở phần đầu của landing page giúp người đọc dễ dàng nhìn thấy. 
  • Sử dụng mẫu đăng ký đơn giản: Để người dùng dễ dàng đăng ký sự kiện thì biểu mẫu cần phải đơn giản, dễ điền và được đặt ở vị trí nổi bật trên trang. Bạn có thể tạo biểu mẫu gồm nhiều bước để vừa có thể thu thập thông tin người tham dự và có thể chèn thêm thông tin thanh toán.

4/ Landing page tiếp cận khách hàng (Customer onboarding)

Mục đích của landing page này là giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khách hàng mới sau quá trình chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng. Trang này đặc biệt hữu ích đối với các đại lý tiếp thị và các nhà cung cấp dịch vụ.

Sự tận tâm và chu đáo trong cách thức bạn tiếp cận khách hàng sẽ là tiền đề giúp xây dựng niềm tin của khách hàng, và từ đó họ sẽ dễ dàng đưa ra quyết định lựa chọn sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn. Đây là một trang không thể thiếu trong hành trình kinh doanh của doanh nghiệp.

Để tối ưu landing page tiếp cận khách hàng, bạn cần:

  • Điều chỉnh landing page phù hợp với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp: Mỗi khách hàng sẽ có một cách tiếp cận khác nhau, do đó, bạn hãy cá nhân hóa trang landing page sao cho phù hợp với nhu cầu khách hàng thông qua việc hướng dẫn khách hàng cách sử dụng sản phẩm/dịch vụ, đồng thời thu thập thông tin về trải nghiệm người dùng để giúp cải thiện sự hài lòng và giữ chân khách hàng. 
  • Chia nhỏ thành nhiều bước: Bạn có thể chia nhỏ landing page ra thành nhiều trang nhỏ để giúp khách hàng mới dễ dàng làm quen. Bằng cách này, bạn có thể cung cấp thêm hướng dẫn về cách điền thông tin mà không khiến thông tin trở nên quá tải. 
  • Tạo sự kỳ vọng: Với các bước tiếp theo, hãy cho khách hàng của bạn biết điều gì đang xảy ra, họ có thể mong đợi điều gì ở bạn và bạn mong đợi điều gì từ họ. Cung cấp một số điện thoại để nhận hỗ trợ từ khách hàng mới vì họ thường có nhu cầu tìm hiểu kỹ thông tin sau khi truy cập landing page.

5/ Landing page chăm sóc khách hàng sau mua (Post-purchase)

Mục tiêu của trang landing page này là tạo thêm doanh thu bằng cách mời khách hàng mua thêm sản phẩm/dịch vụ để trở thành thành viên. 

Bạn có thể tạo các trang landing page như “xác nhận mua hàng” hay “cám ơn”, đồng thời chèn thêm thông tin về các sản phẩm/dịch vụ có liên quan. Như vậy, sau khi khách hàng mua sắm thành công thì trang này không chỉ là một biên nhận mà đó còn là cơ hội để bạn khuyến khích khách hàng mua thêm sản phẩm hoặc đăng ký thành viên để nhận được nhiều ưu đãi hơn, nó vừa mang đến cơ hội tăng doanh thu cho doanh nghiệp cũng như nâng cao trải nghiệm của người dùng. 

Ví dụ: Một khách hàng đã hoàn thành mua sắm 1 cái laptop, bạn có thể khuyến khích khách hàng đăng ký thành viên để có thể mua thêm chuột máy tính hoặc balo đựng laptop với giá chỉ còn 50% so với giá gốc. Như vậy, bạn vừa bán thêm được một món hàng và khách hàng của bạn cũng cảm thấy vui vẻ vì mua được sản phẩm với giá tốt.

Để tối ưu landing page chăm sóc khách hàng sau mua, bạn cần:

  • Tạo một số trang landing page sau mua hàng: Bạn có thể phát triển các phiên bản khác nhau của landing page để phục vụ các nhóm phân khúc khách hàng dựa trên sản phẩm họ đã mua. Điều này giúp bạn tăng thêm doanh thu bằng cách dùng các ưu đãi hấp dẫn.
  • Đơn giản hóa quy trình mua sắm: Đảm bảo quá trình điền thông tin mua hàng phải đơn giản, dễ thực hiện và có lưu trữ thông tin để lần sau khách hàng không cần phải nhập lại. Việc này sẽ giúp mọi thứ trở nên dễ dàng hơn vì khách hàng của bạn cũng yêu thích những thứ tiện lợi, dễ sử dụng.
  • Xây dựng một trang web dành cho thành viên: Bạn có thể thúc đẩy doanh số bán hàng bằng trang web chỉ dành riêng cho thành viên, mà trên đó sẽ là những ưu đãi hấp dẫn dành cho khách hàng khi trở thành thành viên và quay trở lại mua hàng ở những lần tiếp theo. Ngoài ra, bạn cũng có thể hướng dẫn và chia sẻ cách sử dụng sản phẩm của bạn một cách mới mẻ, có thể giữ chân khách hàng truy cập lâu trên trang và giảm lượng hàng hoàn trả lại.

6/ Landing page kiểm tra hoặc đánh giá nhiều bước (Multi-step quiz or assessment)

Landing page này phù hợp nhất cho các phương pháp bán hàng mang tính tư vấn và upsell (bán thêm sản phẩm).

Landing page kiểm tra hoặc đánh giá nhiều bước là một công cụ mạnh mẽ trong hoạt động tiếp thị của bạn. Nó không chỉ giúp tăng tương tác và chuyển đổi cho chủ sở hữu landing page, mà còn khuyến khích người dùng dành nhiều thời gian tương tác trên trang. Bạn có thể tạo ra một quy trình “tự lựa chọn” để đưa họ đến những sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp nhất mà bạn cung cấp.

Để tối ưu landing page câu đố hoặc đánh giá nhiều bước, bạn cần:

  • Thiết kế câu hỏi thu hút sự tham gia: Hãy thiết kế loạt câu hỏi có liên quan đến sản phẩm/dịch vụ và mang đến cho khách hàng cơ hội tìm hiểu thêm về thương hiệu của bạn. Giữ cho landing page của bạn hấp dẫn, trực quan và dễ điều hướng. Điều này khuyến khích người tham gia hoàn thành các bước. Chia các câu hỏi thành ba hoặc bốn bước là lý tưởng nhất.
  • Tạo ra những câu hỏi sâu sắc: Các câu hỏi phải phù hợp và có tính khai thác thông tin cao. Các câu trả lời này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khách hàng tiềm năng của mình cũng như phân loại họ một cách hiệu quả.
  • Truyền đạt giá trị: Các câu hỏi đánh giá cần cung cấp những giá trị để người dùng biết được họ sẽ đạt được những gì khi tham gia, đồng thời mang lại cho họ những trải nghiệm thú vị, phá vỡ sự đơn điệu so với truy cập các trang web thông thường. Điều này thúc đẩy họ hoàn thành bài kiểm tra và từ đó đưa ra quyết định mua hàng tốt hơn.

Cách tăng lưu lượng truy cập cho landing page 

Landing page sẽ chẳng có ích lợi gì nếu không có ai truy cập vào đó. Việc thúc đẩy tăng lưu lượng truy cập đến landing page chính là điều bạn cần và nó cũng quan trọng như tối ưu hóa chuyển đổi. Tuy nhiên, hãy nhớ là nên thúc đẩy tăng các truy cập có chất lượng từ những người dùng thật sự quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ của bạn thì mới mang lại hiệu quả tối ưu nhất. Nếu đó chỉ là những truy cập dạng seeding, chúng có thể mang lại báo cáo số liệu tốt nhưng sẽ không giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp của bạn.

Dưới đây là danh sách 4 phương pháp cụ thể và thực tế giúp tăng lượng truy cập mà bạn có thể sử dụng:

1/ Tận dụng mạng xã hội

Mạng xã hội không chỉ dành cho ảnh tự sướng và video. Đó còn là một công cụ mạnh mẽ để thúc đẩy kinh doanh. Bạn có thể sử dụng các nền tảng mạng xã hội như Facebook, LinkedIn hoặc Instagram,... để chia sẻ liên kết đến trang landing page của doanh nghiệp. 

Các trang mạng xã hội này có ưu điểm về khả năng phân tích thông tin nhu cầu người dùng và từ đó có thể phân phối nội dung đến chính xác đối tượng khách hàng mục tiêu. Nếu bạn biết cách tận dụng ưu thế này sẽ có thể giúp landing page của bạn xuất hiện đến đúng những khách hàng tiềm năng. Và sau đó, bạn có thể xem xét việc chạy thêm quảng cáo trả phí nếu nhận thấy lượng khách hàng tiếp cận khả quan.

Ví dụ: Doanh nghiệp của bạn chuyên bán giày thể thao, khi bạn đăng tải một thông điệp có kèm liên kết landing page trên Facebook hoặc Instagram, với cơ chế tự động chất lọc và phân tích thông tin người dùng, các trang này sẽ chủ động phân phối nội dung của bạn đến với những người dùng có sở thích về thể thao hoặc đang có nhu cầu muốn mua giày thể thao. Quan trọng là nội dung của bạn phải cuốn hút và thông điệp bạn đưa ra phải giải quyết nhu cầu của khách hàng thì lượng khách hàng muốn hiểu thêm về doanh nghiệp của bạn sẽ tăng lên.

2/ Đầu tư vào nội dung và hình ảnh

Hình ảnh bắt mắt, nội dung cuốn hút chính là vũ khí giúp bạn thành công chiếm lấy trái tim của người đọc. Đó là lý do những landing page được đầu tư kỹ về hình ảnh và nội dung thường được nhiều người dùng truy cập cũng như tăng độ uy tín cho doanh nghiệp. 

Bên cạnh đó, những cải tiến gần đây của các công ty công nghệ lớn như Google về việc tăng trải nghiệm tìm kiếm của người dùng cũng đang thực sự giúp các doanh nghiệp ngày càng đến gần với khách hàng. Việc của bạn là phát triển một số nội dung trên blog để đáp ứng các nhu cầu của khách, đồng thời chèn liên kết quảng bá landing page trong mỗi bài đăng thật nổi bật để từ đó điều hướng người đọc truy cập đến trang landing page của bạn.

3/ Khám phá quảng cáo trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột (PPC - Pay Per Click)

Quảng cáo trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột (Pay Per Click - PPC) có thể nhanh chóng tăng khả năng hiển thị landing page thông qua các nền tảng như quảng cáo google và Linkedin. Hãy lên kế hoạch chạy quảng cáo PPC chi tiết để bạn có thể đo lường và kiểm soát hiệu quả quá trình chạy quảng cáo cũng như dự trù được ngân sách cho hoạt động này. Và dĩ nhiên, bạn cũng cần xác định cụ thể đối tượng mục tiêu của mình là ai để có thể sáng tạo thông điệp và ưu đãi trên landing page của bạn. 

Đảm bảo là bạn đã thêm “conversion tracking pixel” - pixel theo dõi chuyển đổi là một đoạn mã nhỏ mà bạn thêm vào mục cài đặt trên trang landing page của mình, sau đó sử dụng Google Analytics để theo dõi toàn bộ hiệu suất truy cập của người dùng. Đây là một công cụ hữu ích giúp bạn biết khách hàng của bạn đến từ đâu, họ làm gì và quan tâm đến những thông điệp nào mà bạn chia sẻ, từ đó có thể mang lại cho bạn nhiều khách hàng tiềm năng hơn. 

4/ Tham gia vào các diễn đàn và cộng đồng có liên quan

Bạn có thể quảng bá landing page của mình một cách khéo léo bằng cách tích cực tham gia và cung cấp những hiểu biết có giá trị trên các cộng đồng trực tuyến, chẳng hạn như các diễn đàn của Reddit (từ Google) - đây được biết đến với các nhóm thảo luận chuyên sâu đa dạng mà trên đó người dùng có thể trao đổi hoặc bình luận bất kỳ vấn đề gì, hoặc nhóm liên quan đến ngành của bạn. Việc này có thể giúp thúc đẩy tăng lưu lượng truy cập của nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu mà bạn nhắm đến. 

Mục tiêu là tăng thêm giá trị chứ không phải quảng bá nó. Hãy xem xét các phương pháp gián tiếp để quảng bá landing page của bạn, như thêm liên kết vào phần tiểu sử của bạn hoặc chờ đợi cho đến khi sự đóng góp của bạn tạo được niềm tin nhất định và mọi người muốn nhắn tin trực tiếp cho bạn.

Further Reading


Plumber và những điều bạn cần biết trong năm 2024
General Contractor là gì? Những điều bạn cần biết trong năm 2024
Business Card là gì? Vai trò của business card trong kinh doanh hiện đại
13 khoản chi phí doanh nghiệp không được khấu trừ trong thuế
So sánh OpenAI ChatGPT, Google Gemini và Microsoft Copilot: 3 công cụ AI nổi bật hiện nay
Phân Biệt Art Và Design Qua Khái Niệm Và Mục Đích Sử Dụng
Video Marketing Trên Nền Tảng Youtube: Tips Xây Dựng Kênh Thành Công
Tiết Kiệm Chi Phí, Tăng Tỷ Lệ Chuyển Đổi: 10 Chỉ Số Đo Lường Quảng Cáo Trên Facebook
[FEATURED] Wealth Centric - Newspaper Design
[FEATURED] 𝗫𝗦™ Energy Brochure Design
22 chi phí doanh nghiệp có thể khấu trừ khi khai thuế
Bảo hiểm xe hết hiệu lực và những điều bạn cần biết
Danh sách những nhà hàng, siêu thị, bán lẻ cung cấp giảm giá cho những người lớn tuổi
6 trang landing page cần thiết cho các doanh nghiệp và mẹo tối ưu hóa từng trang
Xe Ô Tô Hết Hạn Đăng Ký, Bảo Hiểm Xe Còn Hiệu Lực Không?
Có nên mua xe ô tô điện hay không?
Lịch sử ngày Cá Tháng Tư và những trò đùa tinh quái
3 thách thức khi làm marketing trong kinh doanh (và giải pháp bằng cách tự động hóa)

Featured Business

Recommended Viet Businesses that you be interested in


Responsive Theory

Marketing agency

Wealth Centric

Insurance & Financial Services