H
Ha Duyen

Video Marketing Trên Nền Tảng Youtube: Tips Xây Dựng Kênh Thành Công

Có thể nói, video là một trong những xu hướng marketing nổi bật nhất trong thập kỷ qua và sẽ tiếp tục phát triển trong thời gian tới. Trước sức cạnh tranh của nhiều nền tảng mạng xã hội, YouTube vẫn chứng minh vị thế khi là một trong những nền tảng phổ biến nhất để sáng tạo và quảng bá nội dung video.

YouTube - Nền tảng chia sẻ video khổng lồ

YouTube, gã khổng lồ chia sẻ video với hơn 2,6 tỷ người dùng mỗi tháng và 122 triệu người dùng truy cập mỗi ngày, chỉ đứng sau Google về lượng truy cập, chiếm 25% lưu lượng truy cập di động toàn cầu.

Với lượng người truy cập lớn, sức mạnh to lớn này biến YouTube thành công cụ marketing video vô cùng hiệu quả, mở ra cơ hội to lớn cho các thương hiệu và nhà sáng tạo nội dung tiếp cận và lan tỏa thông điệp, hình ảnh và ý tưởng của họ đến người xem trên toàn cầu.

Dù mang lại nhiều cơ hội nhưng marketing video trên YouTube cũng đi kèm với không ít khó khăn, phức tạp. Nếu bạn có ý định sử dụng YouTube như nền tảng phát triển nội dung cho việc kinh doanh của mình, bạn sẽ cần lưu ý những điều sau:

  • Mức độ cạnh tranh cao: Mỗi phút trôi qua, có đến 500 giờ video được đăng tải trên YouTube, khiến nền tảng này rơi vào tình trạng bão hoà nội dung video ở mọi lĩnh vực. Với sự cạnh tranh gắt gao như thế, việc giành được chú ý của người xem dần trở thành một bài toán khó giải cho các thương hiệu.
  • Nền tảng thay đổi thuật toán thường xuyên: Để tối ưu hóa trải nghiệm người dùng cũng như hạn chế các dịch vụ tăng view của bên thứ ba, YouTube thường thay đổi thuật toán của nền tảng. Điều này tác động đến khả năng hiển thị lẫn lượt xem của tất cả video trên nền tảng YouTube khi có đến 70% nội dung người dùng xem là do thuật toán của nền tảng này gợi ý.
  • Vấn đề bản quyền: Việc sử dụng nhạc, hình ảnh và video của bên thứ ba thường yêu cầu giấy phép phê duyệt đặc biệt. YouTube kiểm duyệt vấn đề này vô cùng gắt gao, do đó chỉ cần một sơ xuất nhỏ cũng có thể khiến video bị “ăn gậy” và khiến kênh bị giới hạn các hoạt động trên nền tảng. Nghiêm trọng hơn, nếu việc vi phạm bản quyền diễn ra nhiều lần, kênh và tất cả các video sẽ bị gỡ bỏ.

Chiến lược triển khai tiếp thị video trên nền tảng YouTube

Hiểu được những cơ hội và thách thức nền tảng YouTube mang lại cho hình thức tiếp thị video, bạn sẽ cần có những chiến lược phù hợp để mang lại hiệu quả cho chiến dịch của mình.

1. Xác định đối tượng mục tiêu

Trước khi bắt đầu thực hiện, hãy quyết định đối tượng mục tiêu của kênh sẽ là ai và họ có những đặc điểm gì: “Khách hàng tiềm năng có những sở thích gì? Họ tìm kiếm điều gì trên YouTube?”.

Bắt đầu bằng cách hiểu mong muốn, sở thích và hành vi của khán giả, các nhãn hàng có thể tạo nội dung phù hợp với họ. Từ đó bạn có thể tiếp cận đúng đối tượng, giải quyết đúng nhu cầu và thu hút sự quan tâm, tương tác cho kênh.

2. Lên chiến lược và kế hoạch nội dung

Tiếp đó, bạn cần lên chiến lược xây dựng nội dung phù hợp với định hướng và mục tiêu của kênh, đơn cử như truyền cảm hứng, giải trí, khai sáng hoặc giáo dục,... Để xây dựng nội dung video, bạn có thể ứng dụng mô hình 3Hs:

  • Help content: Đây là nội dung trả lời các câu hỏi phổ biến nhất mà khách hàng mục tiêu thường tìm kiếm như định nghĩa, hướng dẫn sử dụng,... Từ đó, dẫn dắt người dùng quan tâm và truy cập vào các nội dung khác của kênh.
  • Hub content: Đây được xem như nhóm nội dung “xương sống” của kênh và được triển khai thường xuyên, đều đặn, định kỳ trên kênh. Hub content bao gồm các chủ đề đi sâu vào tính năng, thành phần, điểm nổi bật của sản phẩm, giúp người dùng hiểu hơn về thương hiệu và thúc đẩy họ đi đến bước mua hàng.
  • Hero content: Các nội dung nổi bật được đầu tư với kinh phí lớn, bao gồm những thông điệp cô đọng, ấn tượng và đem đến lượt tiếp cận cao, thu hút người dùng tìm hiểu về nhãn hàng.

Một số điều mà thương hiệu cần lưu ý:

  • Ưu tiên các mục tiêu của bạn: Tăng cường mức độ nhận biết, tương tác; thúc đẩy doanh số bán hàng trực tuyến hay xây dựng lòng trung thành,...
  • Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh: Họ đã thực hiện những nội dung gì? Điều gì khiến kênh họ nổi bật? Họ đã bỏ lỡ điều gì khi khai thác về ngành hàng này?
  • Thiết lập mục tiêu: Việc bạn đặt ra số liệu mục tiêu cụ thể, phù hợp cho từng giai đoạn của chiến dịch sẽ giúp quá trình xây dựng kế hoạch đi đúng phương hướng và đem lại hiệu quả cao.

3. Lựa chọn từ khóa

Mức độ liên quan của video là một trong những yếu tố quan trọng nhất để thuật toán Youtube ưu tiên đề xuất cho người dùng. Việc tiêu đề và phần mô tả được xây dựng tốt với những từ khóa phù hợp sẽ giúp cho video cải thiện được khả năng hiển thị cũng như tăng xếp hạng trên cả nền tảng Youtube lẫn Google.

Do đó, bạn nên nghiên cứu, tìm kiếm các từ khóa, cụm từ có liên quan đến lĩnh vực hoạt động kinh doanh của mình, sau đó sử dụng chúng trên tiêu đề, mô tả, thẻ video để tăng khả năng hiển thị video trong kết quả tìm kiếm.

Bên dưới là một số nền tảng có thể giúp các nhãn hàng cập nhật từ khoá trong lĩnh vực nội dung của kênh:

  • Ahrefs: là một trong những ứng dụng tiếp thị kỹ thuật số được 64% chuyên gia SEO sử dụng. Nền tảng giúp tìm kiếm các từ khóa đang có xếp hạng cao phù hợp với thương hiệu, đồng thời cung cấp tính năng theo dõi thứ hạng, hiệu suất của kênh nhãn hàng so với các đối thủ cạnh tranh
  • Keyword tools: Đây là công cụ giúp hỗ trợ nghiên cứu từ khóa trên nhiều nền tảng khác nhau. Đặc biệt, công cụ hỗ trợ nhiều ngôn ngữ đồng thời cho phép chọn khu vực quốc gia để tối ưu hoá hiệu quả tìm kiếm.

4. Cập nhật thường xuyên và tương tác với khán giả

Để thu hút và giữ chân người xem, điều quan trọng là các video cần được cập nhật thường xuyên. Đối với những nội dung định kỳ, bạn có thể thông báo về chủ đề tiếp theo và thời gian đăng tải, điều này giúp người đăng ký nắm bắt được thông tin và chủ động theo dõi những nội dung họ quan tâm.

YouTube mang đến cho người sáng tạo nội dung nhiều cơ hội tương tác với người xem thông qua đa dạng tính năng. Việc bạn trả lời các câu hỏi, nhận xét trong phần bình luận video là một trong những cách giúp tạo mối quan hệ thân thiết giữa họ và các khách hàng tiềm năng. Bên cạnh đó, các bạn cũng có thể lập các mẫu khảo sát ý kiến người xem trên mục cộng đồng của kênh. Điều này không chỉ khiến người xem cảm nhận được sự quan tâm, kết nối mà còn giúp bạn hiểu hơn về những nội dung yêu thích, những mong đợi của họ,... để điều chỉnh nội dung phù hợp hơn.

5. Đầu tư chạy quảng cáo và tận dụng các kênh mạng xã hội khác

Khi YouTube thường xuyên thay đổi thuật toán, bạn có thể chủ động thực hiện một số thao tác khác để giảm mức độ phụ thuộc vào tính năng gợi ý của nền tảng. Bạn có thể cân nhắc sử dụng các tùy chọn quảng cáo trả phí của YouTube, ví dụ như quảng cáo video hoặc nội dung được tài trợ. Từ đó, nhãn hàng của bạn có thể tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu và tăng thêm lưu lượng truy cập, lượt xem và người đăng ký kênh.

Bên cạnh đó, bạn có thể thu hút những người đã theo dõi các kênh mạng xã hội khác của mình đến với nội dung trên YouTube bằng cách chia sẻ đường dẫn video. Phương pháp này hoàn toàn miễn phí và nhãn hàng cũng không bị phụ thuộc vào thuật toán của YouTube.

6. Xây dựng cầu nối giữa video định dạng ngắn và dài của kênh

Trong những năm gần đây, video định dạng ngắn là xu hướng có mức độ tăng trưởng “thần tốc” trên toàn cầu. Dù chỉ mới được YouTube cho ra mắt từ năm 2020 nhưng Shorts đã thu hút hơn 1,5 tỷ người xem hàng tháng. Sức hút và mức độ phát triển của Shorts sẽ là công cụ bổ trợ hữu ích cho việc xây dựng và phát triển kênh Youtube.

Bạn đăng tải lên Shorts những đoạn cắt nổi bật từ video dài của kênh. Điều này giúp tăng tần suất gợi nhắc về nội dung của kênh đến người dùng đã xem video. Đồng thời, cách này cũng tạo sự tò mò và thúc đẩy người xem tìm đến kênh nếu họ chưa xem video đầy đủ.

Mặt khác, dung lượng của Shorts cũng phù hợp để bạn kể những câu chuyện ngắn thú vị không thể đưa hết vào video dài, những cảnh hậu trường vui nhộn,... nhằm bổ trợ cho nội dung chính.

7. Tạo danh sách phát

Khi nói đến việc phát triển kênh YouTube, sức mạnh của danh sách phát thường bị bỏ qua. Nhiều người coi đây đơn thuần là một công cụ để tổng hợp nhiều video nhưng trên thực tế, những gì danh sách phát mang lại cho việc xây dựng kênh YouTube sâu sắc hơn thế nhiều.

Danh sách phát YouTube giúp sắp xếp nội dung theo các chủ đề cụ thể, từ đó mang lại cảm giác trật tự cho kênh, giúp người xem dễ dàng theo dõi nội dung yêu thích của họ mà không cần thực hiện thao tác tìm kiếm nhiều lần.

Trên hết, danh sách phát sẽ tự động chuyển sang video tiếp theo sau khi video trước kết thúc và mang lại nhiều thời gian xem hơn cho kênh. Những video có thời gian xem cao sẽ có cơ hội được thuật toán của YouTube đề xuất cao hơn. Do đó, việc sử dụng danh sách phát cũng là một cách để tăng khả năng hiển thị cho các video của kênh.

8. Phân tích kết quả và đo lường hiệu quả

Để hiểu mức độ hiệu quả của hoạt động tiếp thị video YouTube, bạn có thể sử dụng các công cụ phân tích do nền tảng này cung cấp. Việc nghiên cứu số liệu thống kê về lượt xem, lượt thích, nhận xét và các số liệu khác sẽ giúp thương hiệu nhận biết video nào phổ biến nhất, từ đó điều chỉnh chiến lược phát triển nội dung phù hợp.

Dưới đây là một số số liệu thống kê cơ bản nhất để theo dõi mức tăng trưởng tổng thể:

  • Tỷ lệ nhấp chuột
  • Tỷ lệ giữ chân người xem
  • Lưu lượng truy cập từ các video được đề xuất
  • Số người đăng ký thu được từ các video
  • Tương tác với YouTube (nhận xét, lượt thích, lượt chia sẻ video)
  • Tỷ lệ người xem mới so với người xem quay lại

Tóm lại, tiếp thị video trên YouTube là một hình thức có thể mang lại kết quả đáng kể, mở ra nhiều cơ hội phát triển cho các nhãn hàng nhưng thường sẽ khó đạt hiệu quả tức thì như nhiều nền tảng khác. Bên cạnh đó, YouTube cũng đặt ra nhiều thách thức cho các nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng của họ. Do đó, bạn cần đầu tư nhiều thời gian, công sức cũng như có cho mình chiến lược phù hợp để có được hiệu quả như mong đợi.

Further Reading


Plumber và những điều bạn cần biết trong năm 2024
General Contractor là gì? Những điều bạn cần biết trong năm 2024
Business Card là gì? Vai trò của business card trong kinh doanh hiện đại
13 khoản chi phí doanh nghiệp không được khấu trừ trong thuế
So sánh OpenAI ChatGPT, Google Gemini và Microsoft Copilot: 3 công cụ AI nổi bật hiện nay
Phân Biệt Art Và Design Qua Khái Niệm Và Mục Đích Sử Dụng
Video Marketing Trên Nền Tảng Youtube: Tips Xây Dựng Kênh Thành Công
Tiết Kiệm Chi Phí, Tăng Tỷ Lệ Chuyển Đổi: 10 Chỉ Số Đo Lường Quảng Cáo Trên Facebook
[FEATURED] Wealth Centric - Newspaper Design
[FEATURED] 𝗫𝗦™ Energy Brochure Design
22 chi phí doanh nghiệp có thể khấu trừ khi khai thuế
Bảo hiểm xe hết hiệu lực và những điều bạn cần biết
Danh sách những nhà hàng, siêu thị, bán lẻ cung cấp giảm giá cho những người lớn tuổi
6 trang landing page cần thiết cho các doanh nghiệp và mẹo tối ưu hóa từng trang
Xe Ô Tô Hết Hạn Đăng Ký, Bảo Hiểm Xe Còn Hiệu Lực Không?
Có nên mua xe ô tô điện hay không?
Lịch sử ngày Cá Tháng Tư và những trò đùa tinh quái
3 thách thức khi làm marketing trong kinh doanh (và giải pháp bằng cách tự động hóa)

Featured Business

Recommended Viet Businesses that you be interested in


Responsive Theory

Marketing agency

Wealth Centric

Insurance & Financial Services